Sau thành tích của U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á 2018, 2 ngôi sao nổi lên nhất là Quang Hải và Bùi Tiến Dũng. Đây là những cái tên hot nhất, khi toả sáng rực rỡ và có công lớn trong những trận đấu quyết định của U23 Việt Nam. Đặc biệt, Bùi Tiến Dũng bước ra ánh sáng với vị thế là “Thủ môn quốc dân”.
Không chỉ là ngôi sao trên sân cỏ, Bùi Tiến Dũng còn là ngôi sao mới trên thị trường quảng cáo, khi được săn đón bởi nhiều nhãn hàng lớn. Và câu chuyện về bản báo giá rất sốc của Bùi Tiến Dũng được rò rỉ trên mạng xã hội đã gây ra những phản ứng trái chiều.
Theo thông tin từ bảng báo giá “khủng” được cho ra từ những người đại diện của Bùi Tiến Dũng đưa ra, tiền bản quyền hình ảnh của thủ thành này cao ngang một ngôi sao showbiz. Ví dụ, 1 status trên Facebook của Bùi Tiến Dũng được báo giá 2.500 USD (khoảng 57 triệu đồng), 1 lần livestream là 5.500 USD (hơn 120 triệu đồng).
>>> Xem chi tiết thông tin phân tích: Kèo nhà cái tại Soi Kèo IO
Bên cạnh đó, cát-xê dự sự kiện của Tiến Dũng báo giá 10.000 USD (khoảng 230 triệu đồng) cho một lần tham dự. Chụp ảnh check-in, chụp hình quảng cáo cũng ở mức giá đó, còn giá quay quảng cáo lên đến 50.000 USD (hơn 1 tỉ đồng).
Sở dĩ bản báo giá của Bùi Tiến Dũng “khủng” như vậy vì thời điểm đó, số lượng người theo dõi trang cá nhân của cầu thủ này lên đến hơn 3 triệu. Hiện tượng mang tên Tiến Dũng hay Quang Hải với việc viết vài dòng trên mạng xã hội có thể kiếm cả trăm triệu, lần đầu tiên cả một trào lưu đã được mở ra. Và bắt đầu từ đây, cầu thủ Việt Nam mới có ý thức kiếm tiền một cách chuyên nghiệp từ Facebook.
Theo quan điểm của người đại diện của Bùi Tiến Dũng thời điểm đó thì giá đó chỉ bằng 1/3 một ca sĩ đang nổi tiếng nếu độc quyền nhãn hàng, bằng khoảng 1/2 các danh hài đình đám nhất. Nếu so sánh, mức độ ảnh hưởng của Tiến Dũng đang ở vị thế cao hơn, lượng follow khách hàng chất hơn.
Sau đó, đội bóng chủ quản của Bùi Tiến Dũng là FLC Thanh Hoá đã phải ra văn bản thông báo rằng mọi hoạt động liên quan đến việc khai thác và sử dụng hình ảnh của các cầu thủ Thanh Hóa, trong đó có thủ môn Bùi Tiến Dũng, đều do câu lạc bộ quản lý.
>>> Tổng hợp: Kèo Premier League đêm nay
Đây cũng là thời điểm mà các cầu thủ Việt Nam mới thấy hết được giá trị và tầm quan trọng của người đại diện. Ở một góc độ nào đó thì những người đại diện sẽ giúp ích cho cầu thủ về mặt quản lý, thương lượng, khai thác hình ảnh. Dù mô hình này phổ biến trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.
Mới đây, Hà Nội ban hành quy định mới, Quang Hải và các đồng đội sẽ phải chia sẻ thù lao và các khoản thu nhập nhận được khi sử dụng tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Twitter… để quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho các thương hiệu.
Đây là vấn đề đang nhận được nhiều tranh luận với các ý kiến trái chiều. Một câu hỏi được đặt ra, cầu thủ quảng cáo trên Facebook bằng hình ảnh cá nhân, công cụ cá nhân nhưng phải chia sẻ cho câu lạc bộ liệu có hợp lý?