Bùi Tiến Dũng: Là đàn ông đừng “kém bản lĩnh” đến vậy…
Đầu tiên xin khẳng định một điều rằng nếu bạn đọc bài này, và lấy cơ sở tình yêu hay các câu nói dạng như “Người hùng Thường Châu”, “tung hô khi thắng, vùi dập khi thua” để nói về tôi thì bạn hoàn toàn sai. Thậm chí tôi còn là tay viết bảo vệ Bùi Tiến Dũng căng nhất, khi tất cả những người anh, người bạn của tôi vốn là dân chuyên trong nghề V-League, họ đều chê Bùi Tiến Dũng.
Vấn đề của Bùi Tiến Dũng đã không còn là một vài lỗi sơ đẳng, một vài khoảnh khắc lơ là, vấn đề của Bùi Tiến Dũng thuộc về 3 chữ LỖI HỆ THỐNG. Khi nhắc đến lỗi hệ thống, thì đó là chuyện của bản chất – khả năng nhận thức, hành động của mỗi con người. Đối với cầu thủ, đó là đẳng cấp, là trình độ.
>>> Xem thêm tổng hợp các bài: Soi kèo đêm nay tại soikeoz.vip
Trở về sau Thường Châu, Bùi Tiến Dũng là cầu thủ được hâm mộ nhất Việt Nam (tính theo lượt follow và tần suất quảng cáo). Thậm chí còn bước thẳng lên sân khấu chữ T để trình diễn thời trang. Ở trường hợp này, Bùi Tiến Dũng sẽ đi về 2 hướng:
– Một là tạo nên cách mạng cho cầu thủ Việt. Kiểu như George Best, ông chính là celebrity (người nổi tiếng, có sức hút lớn với công chúng) đầu tiên của bóng đá thế giới. Bùi Tiến Dũng sẽ là cầu thủ như vậy của Việt Nam.
– Hai là suy tàn.
Để có thể làm được ở hướng 1, thì anh phải duy trì được trình độ trên sân cỏ. Trình độ sân cỏ duy trì, thì những gì ở quảng cáo sẽ chỉ tôn lên hình ảnh của bạn. Ngược lại, nó sẽ thành lố lăng, vì cái đưa anh đến với quảng cáo là màn trình diễn của anh trên sân cỏ.
Với một cầu thủ xuất phát điểm gia đình vất vả, nghèo khó như Bùi Tiến Dũng mà để làm được hướng này, điều gì cần thiết nhất?
1. NGƯỜI QUẢN LÝ.
Tất cả sẽ phụ thuộc rất nhiều ở người quản lý của Bùi Tiến Dũng. Chính người này sẽ có tiếng nói quyết định cho sự thành bại của Bùi Tiến Dũng.
Trong cuốn hồi ký của Alex Ferguson, khi dành cho một chương cho Cristiano Ronaldo. Ông đã dành những lời khen cho Jorge Mendes. Sir Alex đã nói rằng “Tôi phải cảm ơn Mendes vì đã chọn Manchester United cho Ronaldo, ông ấy đã hy sinh quyền lợi về tiền bạc cho sự phát triển của thân chủ.” Điều đó cho thấy vấn đề phát triển bền vững một viên ngọc thô tuổi đời còn trẻ mới là cái mà những người quản lý/đại diện quan tâm đầu tiên (lúc ấy Real Madrid trả giá cao hơn, nhưng Mendes đã không chọn Real vì Real có thể ‘xay chết’ Ronaldo 18 tuổi).
Đặt quyền lợi thân chủ cao hơn tiền bạc là cốt lõi tồn tại của những tay cò xuất sắc nhất thế giới. Ngoài Mendes thì Mino Raiola cũng là như vậy. Đây là một gã béo khốn nạn, một gã mafia, nhưng Raiola luôn quan điểm không bao giờ để đồng tiền cao hơn quyền lợi của thân chủ. Vì Raiola biết nếu thân chủ phát triển tốt, ông có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa.
>>> Xem thêm tổng hợp các bài: Tỷ lệ kèo bóng đá đêm nay và ngày mai
Tóm lại, khi người quản lý nắm trong tay một cầu thủ trẻ, một viên ngọc thô chưa mài giũa, điều quan trọng nhất chính là sự phát triển bền vững. Quay lại trường hợp của Bùi Tiến Dũng, cầu thủ này đã phát triển ngược. Đấy là nhận hết các hợp đồng quảng cáo nhiều nhất có thể, đến với các CLB lót tay và trả tiền nhiều nhất, sau đó mới là trau dồi trình độ, kỹ năng sân cỏ. Trong khi biểu đồ đúng phải là: phát triển trình độ, kỹ năng sân cỏ –> tới các CLB nhỏ, ít tiền nhưng có thể cho bạn ra sân –> tới các CLB lớn hơn, nhiều tiền hơn và được ra sân –> quảng cáo.
Sai lầm hôm qua của Bùi Tiến Dũng là kết quả của chuỗi sai lầm có tính hệ thống trong biểu đồ phát triển trong 2 năm qua, từ ngày Thường Châu trở về.
2. Cá nhân Bùi Tiến Dũng
Bùi Tiến Dũng giỏi không? Giỏi chứ sao không. Người ta có câu “Quan trọng cái thần thái”. Anh có thể không đẹp, cũng không tài năng nhất, nhưng thần thái anh toát ra là một đặc ân thượng đế ban cho anh. Bùi Tiến Dũng hội đủ các yếu tố ấy. Một thần thái tốt, một trình độ bắt bóng cao ở tuổi 20, một thể hình lý tưởng, và 4 chữ “Người hùng Thường Châu” để được khoan dung trong cả những sai lầm tồi tệ nhất (cho đến ngày hôm qua).
Nhưng Bùi Tiến Dũng đã làm gì sau những may mắn ấy?
Hãy lên cỗ máy thời gian và trở về một ngày tháng 10/2018 (tức là 9 tháng sau Thường Châu), Thanh Hoá gặp Bình Dương trong trận chung kết Cup Quốc Gia. Hôm đó, Thanh Hóa thua 1-3. Và hai bàn thua của Thanh Hóa là do Bùi Tiến Dũng. Đầu tiên là một pha đấm bóng vào lưới (thấy quen đúng không), và sau đó là một cú đá bóng trúng chân cầu thủ đối phương nẩy vào lưới. Nhưng đó không phải là sai lầm duy nhất, đó là sai lầm đầu tiên của chuỗi các sai lầm và những pha bắt bóng tương tự tại V-League.
Lý do khiến anh mòn mỏi ở ghế dự bị. Trước khi đến với cơ hội cuối cùng là ở Sea Games 30 – nơi anh tiếp tục mắc sai lầm ở trận đấu với Indonesia. Bùi Tiến Dũng cũng đã phản ứng chậm chạp với một cú sút không quá căng trong trận Hà Nội bị CLB April 25 của Triều Tiên cầm hòa tại AFC Cup (dù cho lỗi đầu tiên là tình huống mất bóng của Văn Quyết, nhưng Bùi Tiến Dũng cũng không vô can hoàn toàn ở tình huống bóng ấy).
Khi thất bại ở Sea Games 30, tôi đã viết “Tôi luôn bảo vệ em, cổ vũ cho em khi nhiều người chê em, và thậm chí cất công ôm sách, xin chữ ký như một fan hâm mộ bình thường giữa cái sân vận động Thống Nhất, chỉ để gửi cho em cuốn sách “Bóng đá 12 vì tinh tú” với những gửi gắm. Nhưng cho tôi thật lòng, cuộc sống này rất tàn nhẫn, rất chọn lọc tự nhiên. Bóng đá chuyên nghiệp càng đào thải người kém bản lĩnh, không vượt qua được bản thân. Sea Games 30 là cơ hội không thể vứt bỏ.”
Ở đây, tôi đã nói một ý liên quan đến 3 từ “kém bản lĩnh”.
Và Bùi Tiến Dũng càng lúc càng thể hiện điều ấy.
Hãy xem nhé. Sau thất bại của cá nhân của BTD tại Sea Games, sau những gì mà Văn Toản đã làm được. Bao nhiêu người trong chúng ta nghĩ sẽ có cơ hội cho Bùi Tiến Dũng tại U23 AFC năm nay? Vậy mà anh được bắt chính. Ở đây, những người bảo vệ Bùi Tiến Dũng đã không có một lý do nào nữa để chê bai thầy Park hay ác cảm với những người đánh giá về Bùi Tiến Dũng nữa.
Người ta sai lầm một lần, mất cơ hội một đời. Bùi Tiến Dũng thì không, anh được tạo cơ hội này đến cơ hội khác. Anh dự bị ở Thanh Hóa, thầy Park vẫn loại Văn Lâm để anh có suất bắt chính ở Á Vận Hội. Anh sai lầm ở Thanh Hóa, vẫn có suất ở AFF Cup. Anh dự bị ở Hà Nội, vẫn có suất ở Sea Games. Anh sai lầm ở Sea Games, vẫn được bắt chính ở AFC Cup.
Đổi lại, anh vẫn đi quảng cáo đều đều, vẫn sai lầm liên tục. Nhắc lại câu đầu bài này: LỖI HỆ THỐNG. Xin chốt cho vấn đề của Bùi Tiến Dũng đã nằm ở năng lực, trình độ, suy nghĩ, và giờ không thể chối bỏ được trách nhiệm nữa.
Tôi là người rất cực đoan. Tôi không thích người yếu đuối. Vì tôi được chứng kiến Cristiano Ronaldo -một trong những nhân vật thể thao lớn nhất đã bản lĩnh kinh khủng thế nào trước bão táp định kiến. Vì tôi được thấy Sơn Tùng MTP, người đã biến antifan thành fan của mình.
Vì tôi thấy Beckham, miệt mài quảng cáo, và vẫn miệt mài chuyên nghiệp. Rồi cả chính tôi cũng ở trong cuộc chứ không phải chém cho sướng miệng. Khi sống trong thế giới có đủ người yêu kẻ ghét, cũng phải chịu những cảm giác bị công kích rất tồi tệ của một bè lũ đủ mọi thể loại, khi tôi đặt bút viết về lịch sử.
3. Lời kết:
Thường Châu không bao giờ trở lại, và những người hùng Thường Châu cần phải biết điều đó.
Không ai sống được mãi trong quá khứ. Cũng chẳng ai mong đợi mãi các cơ hội và những lời an ủi, động viên theo kiểu “con hát mẹ khen hay”. Sẽ có lúc họ hiểu, cơ hội không bao giờ tìm đến cho người không biết nắm bắt.
Người ta chỉ chiến thắng khi lấy quá khứ làm động lực, lấy kẻ thù làm phương tiện đi mưu cầu sự hoàn hảo, lấy lời thương yêu làm sức mạnh tinh thần, và biến những sai lầm thành bài học. Hot girl chỉ ở cạnh khi bạn có danh và có tiền./
Theo Nhà Báo Dũng Phan