Cho cầu thủ ra nước ngoài thi đấu, vì sao Thái Lan thành công hơn Việt Nam?
Trong khi tuyển thủ Việt Nam thất bại từ Á sang Âu, thì hàng loạt ngôi sao Thái Lan thi đấu thành công, chọn J-League làm miền đất hứa.
Đến thời điểm hiện tại công tâm mà đánh giá, hành trình mang chuông đi đánh xứ người của bóng đá Việt Nam đã thất bại toàn tập. Nguyễn Công Phượng buộc phải “bỏ của chạy lấy người”, quay lại TP.HCM với hy vọng cứu vãn sự nghiệp đang đà đi xuống. Không hồi hương là không được vì tuyển thủ xứ Nghệ này bị “đày” trên ghế dự bị tại Sint Truidense. Đoàn Văn Hậu cũng chẳng khá gì hơn, bởi chỉ được SC Heerenveen cho ra sân thi đấu trong thành phần đội trẻ.
Trái ngược với thất bại trong những chuyến xuất ngoại của tuyển thủ Việt Nam, người Thái có những con tính căn cơ và không thể hợp lý hơn. Chanathip Songkrasin trở thành 1 trong những cầu thủ Thái Lan thi đấu nổi bật nhất J-League. “Messi Thái” với giá trị chuyển nhượng 1,98 triệu bảng là tuyển thủ Đông Nam Á đắt giá thứ nhì, xếp sau thủ môn Neil Etheridge (Philippines, Cardiff City). Ấn tượng hơn là thủ quân đội tuyển Thái Lan, Theerathon Bunmathan. Hậu vệ thuận chân trái này mùa trước trở thành cầu thủ Thái Lan đầu tiên vô địch J-League trong màu áo Yokohama Marinos.
>>> Cập nhật mới nhất: Soi kèo bóng đá tại soikeoz.vip
Nhờ cú hích mở đường thành công của Chanathip và Theerathon, cầu thủ xứ Chùa vàng đã chọn giải vô địch chuyên nghiệp Nhật Bản làm “miền đất hứa”. Chân sút kỳ cựu Teerasil Dangda vừa gia nhập Sanfrecce Hiroshima theo bản hợp đồng cho mượn.
Tương tự, truyền thông Thái Lan đưa tin, “quái thú” Kawin chính thức từ bỏ giấc mơ tại trời Âu để đến J-League làm đồng đội của Chanathip trong màu áo Consadole Sapporo. Con số này vẫn chưa dừng lại vì 1 tuyển thủ Thái Lan khác là Sarach Yooyen được cho là đang đàm phán để sang J-League thử sức.
Vì sao bóng đá Thái thành công ở J-League còn Việt Nam thì không? Phải chăng cầu thủ Việt còn có những mặt hạn chế so với Chanathip, Theerathon…? Rất khó để rút ra những kết luận chính xác. Từ thực tế trong quá khứ chỉ ra rằng người Thái thích nghi và hòa nhập với J-League tốt hơn cầu thủ Việt Nam. Thành công mà họ đạt được không phải từ trên trời rơi xuống. Chanathip và Theerathon sang J-League sau khi đã đạt độ chín về chuyên môn, tích lũy đủ kinh nghiệm tại Thai-League và đội tuyển Thái Lan. Thực tế là 2 cầu thủ này không hề bỡ ngỡ với môi trường chuyên nghiệp J-League và thi đấu trung bình khoảng 30 trận cho đội bóng mới ngay trong mùa giải đầu tiên.
>>> Xem thêm tổng hợp các bài: Tỷ lệ kèo bóng đá đêm nay và ngày mai
Trước đây, chúng ta từng có Lê Công Vinh, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Công Phượng… sang J-League nhưng đều chưa tạo được dấu ấn đáng kể. Số trận thi đấu cho những câu lạc bộ tại Nhật Bản của những cầu thủ này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Rõ ràng màn trình diễn trên sân cỏ là câu trả lời hợp lý nhất: Cầu thủ Việt Nam chưa đủ giỏi so với tuyển thủ Thái Lan tại J-League.
Việt Nam đang là đội bóng số 1 Đông Nam Á, đã tạm vượt mặt nền bóng đá xứ Chùa vàng. Tuy vậy, chúng ta đừng ngủ quên trên chiến thắng và quá ảo tưởng về sức mạnh. Thành công bước đầu mà người Thái đạt được trong việc xuất ngoại cầu thủ sang Nhật Bản đáng để Việt Nam tham khảo và rút kinh nghiệm./