Đừng chiều chuộng cầu thủ như Bùi Tiến Dũng, biến người hâm mộ thành ‘kẻ thù’
Đã là sai thì phải biết nhận và sửa lỗi. Xung quanh câu chuyện của Bùi Tiến Dũng ró rất nhiều vấn đề cần phải bàn. Nhưng chỉ trích đôi khi là hành động bảo vệ tốt nhất.
Cristiano Ronaldo mỗi khi đệm bóng ra ngoài hay Lionel Messi mỗi khi đá hỏng phạt đền cũng đều hứng đầy “gạch đá”. Các siêu sao thế giới đều từng bị chỉ trích kịch liệt sau những lỗi lầm, bất chấp quá khứ huy hoàng hay vinh quang vừa gặt hái được vài tháng trước đó.
Bóng đá là môn thể thao rạch ròi: hay khen, dở chê. Cầu thủ chuyên nghiệp sống trong áp lực thường trực, hoặc là người hùng (hero), hoặc chẳng là gì cả (zero). Ranh giới giữa hai khái niệm này rất mong manh, và sức ép thất bại đè nặng từng giờ, từng phút. Rất ít người chịu được áp lực này, nên chỉ số ít vươn lên đỉnh cao, có thu nhập kếch xù.
>>> Xem ngay Các bài: Kèo bóng đá hôm nay từ soikeoz.vip
Đến Messi hay Ronaldo cùng nhau giành tổng cộng 11 Quả bóng Vàng thế giới mà còn bị chỉ trích, Bùi Tiến Dũng đâu thể tránh được chỉ trích sau sai lầm, chỉ sau một giải trẻ đấu toả sáng ở Thường Châu?
Bởi bóng đá là cuộc chơi sòng phẳng. Khi anh là ngôi sao, anh có nhiều tiền, anh được ngưỡng vọng, việc chịu đựng sức ép và đôi khi bị “chửi rủa” bởi sai lầm là điều rất đỗi bình thường. Bóng đá đỉnh cao là thế. Nếu không chịu được “nhiệt” thì đừng lên tuyển, đừng đi sự kiện nữa. Cứ là một cầu thủ bình thường thôi.
Nhận được đãi ngộ của một ngôi sao mà chỉ muốn nhận áp lực của cầu thủ bình thường, chắc… ai cũng muốn.
Sau sai lầm “chí mạng” khiến U23 Việt Nam thủng lưới và mất thế trận trước U23 Triều Tiên, điều đáng mừng là Tiến Dũng không đóng tài khoản mạng xã hội. Quảng cáo trên Facebook cho các nhãn hàng vẫn chạy đều.
Thủ môn sinh năm 1997 cũng phát biểu chừng mực, không than vãn. HLV Park Hang Seo đã đúng khi nói: mỗi lúc sai lầm xảy ra, cầu thủ là người đau khổ nhất. Tiến Dũng còn rất trẻ, nên mỗi sai lầm hôm nay sẽ là bài học cho tương lai.
>>> Tổng hợp: Kèo Premier League đêm nay
Thế nhưng, điều kỳ lạ là sau mỗi sự cố, Facebook của Tiến Dũng lại trở thành “chiến địa” với sự xuất hiện của những tài khoản dường như rất thân với Tiến Dũng.
Thay vì đưa ra lời xin lỗi sau những sai lầm, tài khoản N.Đ.V thách thức lại người hâm mộ: “Tại sao phải xin lỗi? Lúc nó cho mày lên đỉnh thì mày có cho nó cái gì không?“. Tài khoản K.T.T cũng không vừa, khi… chửi ngược lại người hâm mộ – bất cứ ai có ý kiến không hay về màn trình diễn của thủ môn U23 Việt Nam.
Không rõ đó có phải chiến lược “xây dựng hình ảnh” cho Tiến Dũng của đội ngũ “quản lý tự xưng” nào đó hay không. Tuy nhiên, việc cãi nhau “tay đôi” với người hâm mộ, thậm chí không coi người hâm mộ ra gì của những N.Đ.V hay K.T.T chỉ càng khiến khán giả có ác cảm với những cầu thủ chơi thân với nhóm người này.
Liệu đấy có phải là cách để xây dựng hình ảnh cầu thủ trên mạng xã hội? Là cách giữ xu hướng, hay đó thật sự là cách để đội ngũ được cho là “quản lý” của Tiến Dũng thống nhất phương án đối phó lại làn sóng chỉ trích của người hâm mộ?
Tại sao lại hỏi khán giả có cho Tiến Dũng cái gì không, thay vì hỏi ngược lại, nếu không có khán giả, liệu Tiến Dũng có là cái gì không, kiếm tiền từ đâu, thi đấu cho ai xem? Cầu thủ mắc sai lầm, bị chỉ trích là chuyện đương nhiên. Nhưng họ, những người tự nhận là quản lý kia, lại định hướng cho cầu thủ rằng họ đang phải chịu điều gì đó bất công, nghiệt ngã, rằng những kẻ chỉ trích kia chẳng khác gì “kẻ thù”, chứ không còn là người hâm mộ nữa.
Chẳng lẽ, cầu thủ cứ… thoải mái sai lầm (dù đã là sai lầm nghiêm trọng thứ tư, thứ năm trong 2 năm), còn khán giả cứ phải vuốt ve, lòng đau nhói nhưng vẫn mỉm cười rằng “không sao đâu”?
Những sai lầm nối tiếp sai lầm suốt 2 năm qua cho thấy Tiến Dũng tập luyện chưa đủ tốt. 1, 2 lần mắc lỗi còn có thể là “tai nạn”, nhưng sai rất nhiều lần như thế, chắc chắn thuộc về trình độ, đẳng cấp.
Tiến Dũng còn tương lai rất dài phía trước để sửa sai. Song trước hết, thủ môn này cần cầu thị, lắng nghe cả những ý kiến chỉ trích. Vì quả thật, khán giả chẳng ai ghét bỏ Tiến Dũng cả.
Càng “thương”, càng phải “cho roi cho vọt”. Tiến Dũng không thể cứ mãi lâng lâng trong những lời khen, vì mùa đông Thường Châu không bao giờ trở lại. Không thể sống mãi trong quá khứ. Không thể cứ mãi chờ đợi được khán giả yêu thương. Muốn như vậy, chấp nhận áp lực và đáp trả bằng hành động là tốt nhất.
Còn đội ngũ đang tự nhận là “quản lý” kia chỉ khiến CĐV thêm khó chịu với cách xử lý khủng hoảng kiểu chợ búa, xem thường người hâm mộ. Sau mỗi sai lầm, cách tốt nhất là không nói gì cả. Hoặc nói lời xin lỗi và âm thầm sửa sai.
Đến Messi hay Ronaldo còn phải nói lời xin lỗi, thì Tiến Dũng là gì mà được là ngoại lệ, hoặc nhóm người “tự nhận” là quản lý kia là gì, mà lại chỉ trích ngược lại người hâm mộ.
Quản lý, định hướng kiểu như thế, chỉ khiến Tiến Dũng trở thành “cái gai” trong mắt khán giả mà thôi. Không nói được gì tử tế, tốt nhất nên im lặng./
Theo FB Hoàng Nam